- Bài 1:
Việc luyện tập hơi thở thường phải đi đôi với việc luyện thanh, nghĩa là tập hơi thở với âm thanh, có như vậy ta mới dễ kiểm tra được hoạt động của hơi thở qua chất lượng của âm thanh phát ra. “Hơi thở đúng, âm thanh đẹp”, đó là câu châm ngôn của người ca hát. Hơi thở đúng sẽ giúp đặt vị trí âm thanh đúng, làm cho tiếng vang đẹp.
Bài 2:
Luyện thanh, làm cho giọng hát dần dần hoạt động được linh hoạt. Luyện thanh không chỉ đơn thuần là sự "khởi động" giọng hát, mà còn thực hiện những "khởi động" trong lĩnh vực cảm xúc và những hưng phấn sáng tạo.
Bài 3:
Luyện thanh buổi sáng từ 15 - 25 phút, luyện dần dần từ thấp tới cao, từ dễ đến khó. Không nên bắt đầu ngay buổi tập luyện thanh với những nốt cao. Trước khi biểu diễn cũng phải luyện thanh kỹ. Tuyệt đối không bao giờ hát khi chưa luyện thanh, giọng hát không có sự chuẩn bị đã phải hoạt động căng thẳng ngay.
Bài 4:
Luôn luôn giữ cho dây thanh ẩm và có chất nhầy loãng bằng cách uống nước, nước trái cây, trà thảo mộc. Không nên dùng caffein vì caffein có tính khử nước thay vì tạo nước. Trong trường hợp bạn đã nghiện cà phê, bạn nên uống ít một và phải uống nhiều nước sau đó. Tốt nhất bạn nên tập bỏ uống cà phê. Nên giữ cho nhà và nơi làm việc của mình không bị khô quá, tốt nhất độ ẩm luôn đạt 30% hoặc hơn.
Bài 5:
Tránh khạc mạnh để làm sạch cổ họng, động tác này dễ gây tổn thương mô của dây thanh. Nên uống từng ngụm nước nhỏ thay vì khạc. Súc họng và rửa mũi bằng nước muối. Các nhà thanh học khuyên khi súc họng cho thêm ít sô-đa vào dung dịch muối. Xông mũi họng cũng rất tốt .
Bài 6:
Hạn chế các thức ăn kích thích như: cà phê, sôcôla, thức ăn cay, nhiều chất béo. Nên ăn nhiều lần hơn ăn 1, 2 lần nhưng ăn nhiều. Không nên mặc quần hay thắt lưng chặt. Ngủ gối cao. Sử dụng các loại thuốc làm giảm acid.
Bài 7:
Súc miệng với nước muối ấm: Việc này sẽ giúp bạn nhanh chóng xua được cảm giác đau rát cổ họng. Bạn có thể pha 1 thìa muối với khoảng 250 ml nước lọc ấm và súc miệng mỗi giờ một lần.
Bài 8:
Uống trà và mật ong: Trà và mật ong được xem như những loại "thảo dược" thần kỳ giúp bạn nhanh chóng trị dứt cảm giác đau họng. Bạn hãy cho 1 thìa mật ong khuấy đều trong chén trà và thêm nửa quả chanh vắt.
Bài 9:
Vỏ xoài và nước lọc: Bạn hãy pha 10 ml nước vỏ xoài với 125 ml nước lọc đun sôi để nguội và dùng để súc miệng hằng ngày.
Việc luyện tập hơi thở thường phải đi đôi với việc luyện thanh, nghĩa là tập hơi thở với âm thanh, có như vậy ta mới dễ kiểm tra được hoạt động của hơi thở qua chất lượng của âm thanh phát ra.
Một việc làm quan trọng để bảo vệ giọng hát đó là việc luyện thanh hàng ngày.
HƠI THỞ
Hơi thở là một vấn đề quan trọng. Chúng ta còn cần phải tiếp tục trau dồi, nghiên cứu, tìm hiểu, luyện tập nhiều hơn nữa, qua đó mỗi người dần dần tìm ra cho mình một cách vận dụng hơi thở phù hợp nhất, đạt hiệu quả nhất. Thường xuyên tập thể dục và hít thở sâu là một cách luyện tập hơi thở tốt.
Bài 2:
Vị trí âm thanh và hơi thở là hai yếu tố hỗ trợ nhau để phát ra âm thanh có chất lượng, nên không thể tách rời từng hoạt động riêng rẽ.
Bài 3:
Hơi thở còn giúp thể hiện những cảm xúc tinh tế trong diễn tấu, chẳng hạn như để biểu hiện một sự xúc động đột ngột, sự ngạc nhiên, thán phục, sự dồn dập của cao trào âm nhạc ...
Bài 4:
Các kiểu hít thở trong ca hát:
• Cách thở ngực: Luồng không khí hít vào chứa đầy phần trên của phổi, làm lồng ngực phía trên căng ra, nâng lên, còn cơ hoành thì ổn định, hầu nhu không hoạt động, như đã nói ở trên, mỗi kiểu thở đáp ứng yêu cầu của một loại âm thanh, yêu cầu của tác phẩm và phần nào còn phụ thuộc vào đặc điểm sinh lý cơ thể của từng ca sĩ.
• Thở ngực kết hợp với thở bụng: Với kiểu thở này, khi hít hơi, luồn hơi vào sâu hơn, làm căng phần ngực dưới, cơ hoành cũng tham gia hoạt động. Kiểu thở này phát huy được toàn bộ lồng ngực, giống kiểu thở ngực dưới và bụng.
• Thở ngực dưới và bụng: khi hít hơi vào, phần ngực dưới căng ra, các xương sườn cụt giương lên, bụng cũng hơi phình ra một chút ở phía dưới và cả hai bên sườn. Cơ hoành ở đây cũng tham gia một cách tích cực, tạo điều kiện tốt cho việc nén hơi thở, ta thường nói đó là một điểm tựa cho một cột hơi đầy đặn, liên tục. Với kiểu thở đó cho phép các ca sĩ hát được những nốt cao của giọng, từ những nốt chuyển giọng ở cuối âm khu "mở" trở lên cho đến hết âm khu cao của giọng là những nốt phải hát âm thanh "đóng"
Bài 5:
Không nên lấy hơi hoàn toàn qua miệng, trừ những trường hợp cao trào, phải cướp hơi, hoặc những trường hợp hát khi các vần mở mà phải hát nhanh, nhịp nhàng.
Bài 6:
Không nên hít hơi quá nhiều, làm căng thẳng các cơ bụng, sườn, ngực ... tác hại đến việc phát thanh. Cần tập lấy hơi theo mức dài ngắn, mạnh nhẹ của câu nhạc.
Bài 7:
Không nên để hết hơi hoàn toàn mới lấy hơi khác, như vậy âm thanh cuối câu dễ bị đuối đi, có thể làm đỏ mặt, đỏ cổ ...
Bài 8:
Không nên nhô vai lên khi hít hơi vì sẽ ảnh hưởng đến các cơ hô hấp, lấy hơi không sâu được.
Bài 9:
Không nên phình bụng ra trước khi lấy hơi : Chính không khí đi vào sâu trong phổi đồng thời với việc hạ hoành cách mô làm phình bụng ra. Nếu phình bụng trước sẽ làm cho cơ thể bị căng cứng, ảnh hưởng xấu đến việc phát âm.
Bài 10:
Không nên đẩy hơi quá mạnh khi hát các dấu cao, đành rằng có tốn nhiều hơi hơn hát dấu trầm (vì thanh đới không khép kín hoàn toàn khi hát dấu cao), nhưng nếu quá mạnh, sẽ làm thanh đới quá căng, ảnh hưởng tới âm sắc.
Bài 11:
Không nên phí phạm hơi thở, phải biết điều chế hơi thở sao cho phù hợp với tính cách của từng câu, để âm thanh vẫn âm vang đầy đặn từ đầu đến cuối câu. Điều chế hơi thở nhờ hoành cách mô nâng lên dần dần và mềm mại với sự hỗ trợ của các cơ bụng, còn lồng ngực vẫn căng tạo thành một cột hơi phía trên luôn luôn liên tục, đầy đặn.
GIỮ GIỌNG
Bài 1:Uống nhiều nước, tránh chất cồn và caffeine. Dây thanh quản của bạn rung động rất nhanh, lượng nước đầy đủ sẽ giúp nó luôn trơn tru. Những thức ăn chứa nhiều nước sẽ giúp bạn chống háo nước rất tốt như táo, lê, dưa hấu, đào, nho, mận…
Bài 2:
Tự cho phép giọng nói của mình nghỉ ngơi đôi chút mỗi ngày, đặc biệt vào những lúc bạn phải sử dụng nhiều. Chẳng hạn, các giáo viên nên nghỉ nói vào giờ giải lao và tìm một chỗ ăn trưa yên tĩnh thay vì nói chuyện ầm ĩ với đồng nghiệp.
Bài 3:
Không lạm dụng hay phá giọng. Tránh gào thét, la hét và không nên nói to trong khu vực ồn ào. Nếu họng bạn khô hay giọng bạn bị khàn, nên ngừng nói. Giọng khàn là dấu hiệu cảnh báo dây thanh quản của bạn đang bị sưng tấy đấy.
Bài 4:
Giữ họng và các cơ ở cổ thư giãn ngay cả khi bạn hát ở nốt cao hoặc nốt thấp. Một số ca sĩ vươn cao cổ khi hát nốt cao và lại cúi mặt xuống khi hát nốt thấp. Như vậy là không đúng đâu. Dần dần, nó không chỉ làm căng cơ thanh quản mà còn hạn chế âm vực của bạn.
Bài 5:
Chú ý đến cách nói chuyện hằng ngày. Kể cả những nghệ sĩ có thói quen hát tốt cũng không biết giữ giọng khi nói. Mọi người nên có luồng thở mạnh hơn khi nói.
Bài 6:
Đừng hắng giọng nhiều quá. Khi bạn hắng giọng, bạn đã xô các dây thanh quản vào nhau. Làm nhiều quá sẽ làm chúng tổn thương và khiến bạn bị khản giọng. Cố gắng nhấp một ngụm nước hoặc nuốt khan thay vì hắng giọng. Nếu bạn nhận thấy mình phải hắng giọng nhiều thì nên đi khám bác sĩ vì bạn có thể bị bệnh dị ứng hay xoang.
Bài 7:
Khi ốm, đừng để giọng bị lây. Ngừng nói chuyện khi bạn bị khản giọng do cảm lạnh hay viêm nhiễm. Hãy lắng nghe giọng nói của mình.
Bài 8:
Khi bạn cần phải nói trước công chúng, hay nói ngoài trời, hãy sử dụng loa để tránh phải căng giọng.
Bài 9:
Giữ ẩm phòng ở và nơi làm việc. Nhớ rằng độ ẩm tốt cho giọng của bạn.
Bài 10:
Uống rượu và hút thuốc lá vì đó là hai chất độc hại gây ảnh hưởng lớn, tác hại xấu cho sức khoẻ, trước hết là cổ họng.Vì Rượu và thuốc lá sẽ làm tổn thương niêm mạc của cổ họng và thanh quản, phá hỏng dần chức năng hoạt động tích cực của nó.
No comments:
Post a Comment